Trang nhất » Văn bản » Văn bản

Kế hoạch thực hiện tháng hành động vì trẻ em năm 2021

Kế hoạch thực hiện tháng hành động vì trẻ em năm 2021

Số kí hiệu Số: /KH-THCSVY
Ngày ban hành 24/05/2021
Ngày bắt đầu hiệu lực 24/05/2021
Ngày hết hiệu lực
Thể loại Hướng dẫn thực hiện
Lĩnh vực Tổ chức thực hiện
Cơ quan ban hành Trường THCS Văn Yên
Người ký Nguyễn Thị Oanh

Nội dung

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN
             Số:     /KH-THCSVY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
      Hà Đông, ngày 24 tháng 5 năm 2021
 
   
KẾ HOẠCH
Thực hiện tháng hành động vì trẻ em năm 2021

Thực hiện Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Trẻ em; Thực hiện Kế hoạch số 163/KHUBND ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân quận Hà Đông và Kế hoạch số 550/KH-PGDĐT ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông về việc thực hiện Tháng hành động vì trẻ em quận Hà Đông năm 2021;
Trường THCS Văn Yên xây dựng kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 tại nhà trường như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của nhà trường, của Ban giám hiệu, các đoàn thể trong trường trong chỉ đạo, điều hành, quản lý và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, công tác phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng.
- Thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình liên quan đến trẻ em. Thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng chống xâm hại trẻ em dưới mọi hình thức, tiếp tục hành động, dành sự quan tâm thiết thực, chia sẻ, tạo điều kiện cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của tập thể CB-CV-NV nhằm chuyển đổi hành vi theo hướng tích cực trong thực hiện các quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh.
- Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và tạo điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện.
          - Tạo điều kiện cho học sinh tham gia giao lưu học hỏi lẫn nhau, vui chơi, giải trí…Thúc đẩy việc phổ biến giáo dục kiến thức cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em trong thế giới công nghệ số.
          - Triển khai thực hiện có hiệu quả về bảo vệ chăm sóc trẻ em, đặc biệt là phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước đối với học sinh; xây dựng môi trường an toàn thân thiện để học sinh được phát triển toàn diện và có một kỳ nghỉ hè an toàn.
         

- Thực hiện “Mùa hè vui tươi, an toàn, ý nghĩa cho trẻ em”, tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em phòng chống bạo lực học đường, xâm hại và tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em đảm bảo thiết thực, hữu ích đối với trẻ em, không hình thức, lãng phí; chú trọng tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế, nhu cầu của học sinh, nhất là trẻ em nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong nhà trường, đồng thời đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, thực hiện tốt thông điệp 5K trong tình hình hiện nay.
- 100% học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được quy định trong Luật Trẻ em, học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, hỗ trợ nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
- Tổ chức cho học sinh tiếp tục học tập, kiểm tra đánh giá cuối kì để hoàn thành chương trình giáo dục của năm học 2021-2021 khi có hướng dẫn của cấp trên, nhưng vẫn đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch Covid-19.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí an toàn bổ ích gắn với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 an toàn hơn trong tháng 6.
- Tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại trẻ em.
II. CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM.
1. Chủ đề, thời gian triển khai
- Chủ đề: “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
- Thời gian thực hiện từ ngày 01/6/2021 đến ngày 30/6/2021.
2. Thông điệp, khẩu hiệu truyền thông
- Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh.
- Thực hiện đầy đủ quyền trẻ em.
- Tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em phát triển toàn diện.
- Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.
- Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.
- Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.
- Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực xâm hại trẻ em.
- Đội mũ bảo hiểm cho con, trọn tình cha mẹ.
- Hãy gọi 111 để bảo vệ trẻ em.
- Bảo vệ quyền của mọi trẻ em trên môi trường mạng.
- Hãy cho trẻ em học bơi, học kĩ năng an toàn trong môi trường nước.
3. Nội dung thực hiện
a. Ban hành Kế hoạch và triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2021
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện tháng hành động vì trẻ em.
- Tuy nhiên để đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhà trường sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để chủ động lựa chọn thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2021 từ ngày 01/6/2021 đến ngày 30/6/2021 đảm bảo an toàn và hiệu quả.
b. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động xã hội
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Cấp ủy Đảng, đoàn thể, tổ chức trong Nhà trường, gia đình và bản thân trẻ em đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tập trung quán triệt, phổ biến Luật trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em về các chế tài xử lý hành vi, vi phạm quyền trẻ em, xâm hại trẻ em theo quy định của Pháp luật hình sự, xử lý vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình... Huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân và bản thân trẻ em, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, những hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em.
- Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của phường Phúc La, Website của trường, Fecebook, nhóm Zalo... của trường về chủ đề, thông điệp tháng hành động vì trẻ em năm 2021 với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
- Truyền thông số điện thoại của trung tâm cung cấp dịch vụ công tác XH Hà Nội: 0243.525.662 và tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em - 111 để mọi trẻ em, các tổ chức, cá nhân biết và liên hệ khi có nhu cầu cần trợ giúp, bảo vệ trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; tư vấn cung cấp kỹ năng sống cho trẻ em; đặc biệt là phòng chống xâm hại trên môi trường mạng; thực hiện các biện pháp từng bước nâng cao môi trường sống, đảm bảo an toàn cho trẻ tại gia đình, nhà trường và cộng đồng.
c. Tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em.
- Tuỳ theo tình hình dịch bệnh để có thể tổ chức diễn đàn cho trẻ em trong tháng 6, tạo cơ hội cho các em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề có liên quan và hướng dẫn trẻ đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Tham khảo Thông tư số 36/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình XD chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.
- Tiếp tục thực hiện dự án PLAN – không gian thể thao thân thiện bình đẳng trong nhà trường.
- Cung cấp kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, kiến thức phòng chống xâm hại, phòng chống dịch bệnh Covid-19…đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covits-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp trên địa bàn thành phố.
d. Tăng cường công tác quản lý nhà nước.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tập trung giải quyết, can thiệp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả trẻ em bị bạo lực, xâm hại, vi phạm quyền trẻ em trên địa bàn trường quản lý. Đồng thời xem xét kết luận, kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng vi trong việc chậm trễ hoặc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm, bao che hành vi, vụ việc vi phạm quyền trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, thể thao..., nhằm thu hút sự tham gia của trẻ em, không để cho học sinh chơi trò chơi có chất độc hại hoặc tham gia các trò chơi mang tính chất bạo lực, phản văn hóa, gây mất trật tự nơi công cộng. Định hướng và giáo dục học sinh giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, biết tiếp thu có chọn lọc văn hóa hiện đại, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức hoạt động thăm hỏi sức khỏe, tặng quà, rà soát, lập danh sách trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị dài ngày, trẻ em cần sự hỗ trợ đặc biệt đang học tại trường để kêu gọi, đề xuất, vận động hỗ trợ. Thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục, miễn giảm các khoản đóng góp cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt học tập tại trường.
- Tổ chức thăm, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo vượt khó, học giỏi trong nhà trường nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 nhằm động viên, khích lệ các em tiếp tục phấn đấu vươn lên. Vận động các tổ chức, nhà hảo tâm tổ chức hoạt động thăm, tặng quà cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong nhà trường.
- Tổ chức các chương trình ngoại khóa nhằm giáo dục cho học sinh về tình yêu thương giữa con người với con người, tinh thần tương thân, tương ái “Lá lành đùm lá rách”; kịp thời phát hiện trẻ em có nguy cơ bỏ học để can thiệp giúp các em được đến trường.
e. Phối hợp với địa phương
- Tổ chức tốt việc bàn giao, tiếp nhận và quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại địa phương, tuyên truyền, khuyến khích trẻ em tham gia các lớp học bơi và các lớp đào tạo kĩ năng sống.
- Tổ chức các khóa học kỹ năng cho trẻ em: lớp dạy bơi, trang bị kĩ năng an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông, kỹ năng cứu hộ và sơ cứu trẻ em bị tai nạn, thương tích. Khuyến khích trẻ em tham gia học kỳ quân đội, học kỳ công an, học kỳ nhân ái...; các lớp năng khiếu, võ thuật, âm nhạc, thể dục nhịp điệu... nhằm thu hút sự tham gia của trẻ em trong thời gian nghỉ hè. Đồng thời, tiếp tục ôn tập trong thời gian nghỉ hè sớm chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì khi có thông báo.
- Tăng cường các huy động nguồn lực từ các cá nhân tổ chức để hỗ trợ cho học sinh, xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị cho nhà trường.
4. Công tác kiểm tra
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2021, biểu dương các cá nhân, tập thể đã tích cực tham gia và có thành tích nổi bật trong tháng hành động vì trẻ em, đồng thời nhắc nhở, chấn chỉnh những cá nhân chưa nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện những năm tiếp theo.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về trường học an toàn, thân thiện. Rà soát, phát hiện kịp thời các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích, đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho học sinh.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quyền trẻ em và việc thực hiện các chính sách đối với trẻ em: đảm bảo chính sách về giáo dục, bảo hiểm, y tế, bảo trợ xã hội... đối với trẻ em trong nhà trường.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
  1. Nhà trường
- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 hiệu quả, thiết thực, không ảnh hưởng đến chương trình và các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học. 
- Thời gian thực hiện từ ngày 01/6/2021 đến ngày 30/6/2021.
2. Công đoàn, Đoàn thanh niên, Liên đội
- Tham mưu, tư vấn việc khám chữa và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh toàn trường.
          - Cân đối quỹ và có kế hoạch phù hợp động viên và tặng quà cho HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (dự kiến trao quà vào buổi Tổng kết năm học).
          - Quan tâm đến những thay đổi về đời sống tâm lý và tình cảm của học sinh qua các hoạt động dạy học; làm tốt công tác tư vấn học đường theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm học, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc xâm hại tình dục và tình cảm học đường .
          - Sẽ tổ chức ý nghĩa buổi tổng kết năm học và sinh nhật tuổi 15 cho lớp 9 để học sinh nhận rõ những kết quả phấn đấu của bản thân, của lớp, của trường và tạo động lực phấn đấu trong năm học tiếp theo (tuỳ theo diễn biến của dịch Covid-19).
          - Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
          - Tổ chức các hoạt động giao lưu, văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ vui chơi giải trí, các buổi diễn đàn để trẻ em bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề bức xúc cần giải quyết. (tuỳ theo diễn biến của dịch Covid-19).
          - Tổ chức phát động toàn trường tham gia giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phù hợp với điều kiện của trường. Vận động các tổ chức, các nhà hảo tâm tặng quà hoặc trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
          - Tổ chức tốt việc bàn giao trẻ em về sinh hoạt hè tại địa phương.
- Tiếp tục thực hiện dự án PLAN trong hè.
          3. Các lớp học trong trường
          - Tham gia các nội dung của Tháng hành động vì trẻ em năm 2021.
          - Đại diện lớp ký cam kết không để xảy ra bạo lực học đường; phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn thương tích.       
- GVCN gọi điện hỏi thăm, động viên những học sinh đang phải cách ly do Covid-19. Tuyên truyền cho HS các biện pháp, kĩ năng bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật, thiên tai, …
*Chỉ tiêu thực hiện
- 100% các lớp phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2021.
          - 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em khó khăn được quan tâm hỗ trợ nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6, ngày tổng kết năm học. Tổ chức các hoạt động vui chơi, an toàn bổ ích cho trẻ em trong dịp hè.
4. Tổng kết, báo cáo
          - Tổng phụ trách nhà trường kết hợp Công đoàn trường theo dõi và tổ chức tổng kết, báo cáo.
          - Nộp báo cáo về Phòng GD&ĐT vào 10/7/2021 (Đ/c Phùng Duy Đông nhận).

          Trên đây là Kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 của trường THCS Văn Yên. Trong quá trình thực hiện, nếu có khúc mắc, các bộ phận báo cáo ngay về Ban giám hiệu để kịp thời giải quyết ./.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (để b/c);
- Hiệu trưởng (để b/c)
- CB,GV,NV (để t/h);
- Lưu VP./.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG


 

 

Văn bản mới

Các biểu mẫu công khai chất lượng năm học 2023-202

Các biểu mẫu công khai chất lượng năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 27/07/2024

Công văn số 3057/SGDĐT-CTTT-KHCN

Công văn số 3057/SGDĐT-CTTT-KHCN v/v chủ động ứng phó với cơn bão số 3

Thời gian đăng: 06/09/2024

Quyết định số 4354/QĐ-UBND

Quyết định số 4354/QĐ-UBND v/v ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thời gian đăng: 22/08/2024

Quyết định số 2045/QĐ-BGDĐT

Quyết định số 2045/QĐ-BGDĐT v/v Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Thời gian đăng: 06/08/2024

Kế hoạch 106/KH-PGDĐT

Kế hoạch 106/KH-PGDĐT v/v Triển khai xây dựng trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hà Đông

Thời gian đăng: 01/08/2024

Kế hoạch số 105/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 105/KH-PGDĐT về việc Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30/CT/TU ngày 19/02/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025"

Thời gian đăng: 16/07/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

Trang thông tin điện tử quận Ba Đình - TP Hà Nội

flash violet

violympiclogo

Tạp chí thủ đô

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay1,145
  • Tháng hiện tại51,090
  • Tổng lượt truy cập4,535,922
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây