3 luận điểm sai trái về thuốc lá thế hệ mới đang lan truyền trong giới trẻ đó là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng an toàn hơn thuốc lá truyền thống; là sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá truyền thống và là sản phẩm dành cho người trưởng thành đang hút thuốc nhằm mục tiêu bỏ thuốc và không nhắm tới người trẻ.
Các tập đoàn thuốc lá đang cố tình đưa ra những luận điểm không đúng về thuốc lá điện tử để đánh lừa người người tiêu dùng. |
Tuyên bố “Thuốc lá điện tử giảm hại và an toàn hơn 95% so với thuốc lá thông thường” đang được lan truyền, theo các chuyên gia cũng là thiếu cơ sở khoa học.
Tại Việt Nam, theo đại diện Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, hiện thuốc lá điện tử/thuốc lá nung nóng được quảng cáo, bán hàng trên khắp mạng xã hội và trang thông tin phổ biến của giới trẻ.
Lượng tin bài quảng cáo, review các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng lớn với 54.967 tin bài quảng cáo.
Mạng xã hội Facebook là kênh tập trung lượng tin bài nhiều nhất với 65.501 tin bài (chiếm 63,7%), Tiktok ghi nhận lượng đề cập cao thứ 2 với 31.761 video (chiếm 31,8%).
Sử dụng giới trẻ, người nổi tiếng/KOL để quảng cáo, tiếp thị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Bên cạnh đó, các cửa hàng thuốc lá điện tử được đặt công khai và mật độ khá dày. Ngay cả các quán trà đá vỉa hè cũng xuất hiện sản phẩm này.
Nhiều thanh niên khi được hỏi cho biết họ rất dễ để tiếp cận thuốc lá điện tử/thuốc lá nung nóng bởi sự tiện lợi.
Sản phẩm được thiết kế kiểu dáng phong phú, màu sắc bắt mắt theo thị hiếu giới trẻ nhằm thu hút người sử dụng, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Các cách thức quảng cáo, tiếp thị sản phẩm nhắm vào giới trẻ, sử dụng các kênh thông tin phổ biến của giới trẻ (Facebook, Tiktok), sử dụng thanh thiếu niên để quảng cáo.
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử/thuốc lá nung nóng trong thanh thiếu ở Việt Nam đã gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt ở học sinh nữ.
Các sản phẩm thuốc lá điện tử/thuốc lá nung nóng có chứa các chất độc hại, gây bệnh tật, tử vong, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người hút và người xung quanh, gây ra các tác hại về xã hội, kinh tế, môi trường.
Theo đại diện Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá hiện đã có 34 quốc gia/vùng lãnh thổ cấm thuốc lá điện tử như Argentina, Brazil, Brunei Darussalam, Cabo Verde, Cambodia, Democratic People’s Republic of Korea, Ethiopia, Gambia, India, Iran (Islamic Republic of), Iraq, Jordan, Lao People’s Democratic Republic, Malaysia, Mauritius, Mexico,
Nicaragua, Norway, occupied Palestinian territory, Oman, Panama, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Suriname, Syrian Arab Republic, Thailand, Timor-Leste, Türkiye, Turkmenistan, Uganda, Uruguay, Vanuatu, and Venezuela.
21 quốc gia/vùng lãnh thổ Cấm HTPs: Bahrain - Brunei - Brazil - Cambodia - Ethiopia - Hong kong - India - Lao PDR - Macau - Mexico - Norway - Qatar - Singapore - Sri Lanka - Taiwan - Thailand - Turkiye – Uganda-Australia - Finland - Malta.
86 quốc gia có quy định kiểm soát thuốc lá làm nóng với các quy định khác nhau bao gồm: Cấm tất cả sản phẩm có hương vị: 3 quốc gia.
Hạn chế hương vị: 11 quốc gia; Môi trường không khói thuốc: 57 quốc gia; Cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc: 46 quốc gia; Cấm/hạn chế quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ sản phẩm: 67 quốc gia.
Trước tác hại của thuốc lá điện tử/thuốc lá nung nóng, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo ngăn chặn sự bắt đầu của những người không hút thuốc, trẻ vị thành niên và các nhóm dễ bị tổn thương.
Giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho người dùng ENDS và bảo vệ người không hút thuốc khỏi tiếp xúc với khói thụ động của ENDS.
Ngăn ngừa việc đưa ra các kết luận thiếu căn cứ về tính an toàn của các sản phẩm này; áp dụng các biện pháp cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ cho các sản phẩm thuốc lá này theo Điều 13 của Công ước khung WHO FCTC;
Kiểm soát thành phần và tỏa khói của các sản phẩm này theo theo Điều 9 và 10 của WHO FCTC. Bảo vệ các chính sách và hoạt động kiểm soát thuốc lá nung nóng khỏi tác động của các lợi ích thương mại và các lợi ích khác liên quan tới các sản phẩm thuốc lá nung nóng và ngành công nghiệp thuốc lá, theo Điều 5.3 của WHO FCTC;
Quản lý, bao gồm hạn chế hoặc cấm, khi thích hợp, việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối, trưng bày, bán và sử dụng các sản phẩm thuốc lá nung nóng, phù hợp với luật pháp quốc gia, tính đến mức độ bảo vệ cao cho sức khỏe con người.
Với Việt Nam, WHO khuyến cáo, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát thị trường, đẩy mạnh thực thi và tăng cường các quy định về chống buôn lậu, quảng cáo, và bán các sản phẩm thuốc lá điện tử/thuốc lá nung nóng để ngăn chặn sự gia tăng sử dụng trong thanh thiếu niên.
Cần ban hành chính sách cấm lưu hành thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá nung nóng tại Việt Nam theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Nguồn: baodautu.vn
Tác giả: THCS Văn Yên
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Các biểu mẫu công khai chất lượng năm học 2023-2024
Thời gian đăng: 27/07/2024
Công văn số 3057/SGDĐT-CTTT-KHCN v/v chủ động ứng phó với cơn bão số 3
Thời gian đăng: 06/09/2024
Quyết định số 4354/QĐ-UBND v/v ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thời gian đăng: 22/08/2024
Quyết định số 2045/QĐ-BGDĐT v/v Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
Thời gian đăng: 06/08/2024
Kế hoạch 106/KH-PGDĐT v/v Triển khai xây dựng trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hà Đông
Thời gian đăng: 01/08/2024
Kế hoạch số 105/KH-PGDĐT về việc Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30/CT/TU ngày 19/02/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025"
Thời gian đăng: 16/07/2024